Bốn huyện nằm trong đề án là: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì,Đan Phượng.

Quỹ đất nội đô đang ngày càng thu hẹp lại, khiến chủ đầu tư liên tục hướng sự chú ý của mình đến với các huyện ngoại thành Hà Nội, bao gồm 4 huyện nói trên. Đề án của thành phố như chất xúc tác thúc đẩy quá trình giãn dân – đô thị hóa và cũng là cơ hội vàng dành cho ngành bất động sản.

Thị trường đất nền các huyện đã ‘nóng’ lên từ rất sớm

2 năm trở lại đây, những dự án bất động sản tại các huyện Đông Anh và Gia Lâm liên tục có những biến động không nhỏ về giá. Thời điểm 2017 –2018 đón nhận cơn sốt kỷ lục của đất nền khi người mua đất phải trả đến 100 –120 triệu đồng cho mỗi mét vuông đất thổ cư. Con số này cao gấp 2 đến 3 lần so với mức giá gốc, kéo theo giá đất các khu vực lân cận lên đến mức 30 – 40 triệuđồng/m2.

Đề án được đưa ra khiến nhà đầu tư tranh nhau đi tìm 'miền đất hứa'

Trường hợp tương tự được ghi nhận tại Đan Phượng và Thanh Trì. Đất nền tại huyện Đan Phượng có mức tăng không mấy ấn tượng song cũng ở mức 55 – 70 triệu đồng/m2, khá cao so với mức sàn 10 – 20 triệu. Ngược lại, giá đất trung bình huyện Thanh Trì đang ở mức cao nhất hiện nay. Đất nền dọccác trục đường chính được săn đón ở những mức giá không tưởng, như tại Cầu Bươu (52,1 triệu/m2), Kim Giang (65,5 triệu/m2), Tân Triều (77triệu/m2)…

Những con số như trên có thể chứng minh được độ nóng khủng khiếp của đất nền ngoại đô Hà Nội. Thậm chí, nó còn ngang ngửa với số tiền phải bỏ ra để sở hữu một căn hộ chung cư cao cấp ngay giữa lòng thành phố. Mặc dù có những điểm tốt, song tình trạng này vô hình trung hại nhiều hơn lợi cho thị trường bất động sản vốn đã quá biến động và khắc nghiệt.

Có nên đầu tư đất nền ngoại đô?

Với giá đất tăng phi mã như vậy, không khó hiểu khi các nhà đầu tư đua nhau ‘ôm’ đất nền chờ thời. Một phần mức giá tăng kỷ lục cũng do nguồn cung đất không quá nhiều nhưng nhu cầu mua đất, đầu cơ đất nền quá lớn.

Tuy nhiên, theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội, giá bất động sản sẽ tăng theo lộ trình nhất định. Tất cả những biến động khó lường gần đây chỉ mang tính nhất thời và khó có thể duy trì đến thời điểm năm 2025.

Vẫn còn quá nhiều bất cập ngăn cản bước phát triển của các tỉnh ngoại thành. đặc biệt là khi cơ sở hạ tầng vấn còn đang ngổn ngang

Rõ ràng, việc 4 huyện sắp được đưa lên quận không phải là câu chuyện ngày 1, ngày 2 mà cần cả một lộ trình dài 5 năm. Chính vì thế, cũng cần nhiều thời gian để thị trường phản ánh rõ rệt sự khác biệt lên giá bất động sản. Ngoài ra, muốn bất động sản tăng giá cần đi kèm với nhiều điều kiện đồng bộ với nhau như quy mô dân số, cơ sở hạ tầng, các cơ quan, ban ngành, văn phòng,công ty…

‘Có thể nói nếu thị trường ghi nhận tình trạng tăng giá quá nhanh thì đây là tình trạng sốt đất ảo’ – bà Hằng nói. Nhà đầu tư cần tỉnh táo chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm sẵn sàng để đối mặt với những khó khăn nếu như không muốn chịu thua lỗ.

Cũng có những nhà đầu tư muốn thử sức lướt sóng ở thị trường đất nền này nhưng không thu được mức lợi nhuận như kỳ vọng. Điều này càng chứng tỏ rằng các yếu tố ngoại cảnh chưa được đáp ứng, dẫn tới sự thiếu hấp dẫn của phân khúc với khách hàng có nhu cầu thực tế. Mức giá đưa ra ở trên có lẽ cũng chỉ là sản phẩm của sự thổi phồng, định giá cao của các nhà đầu cơ hòng kiếm lợi.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo người dân không nên tham gia vào thị trường thời điểm này để tránh rủi ro cũng như tạo bong bóng bất động sản không đáng có.

Ngoàira, các cơ quan chính quyền cùng nên có các giải pháp để sớm khắc phục tình trạng ‘sốt’ đất, phân lô, mua bán đất nền tràn lan. Tình trạng này dần dà làm hỏng bộ mặt đô thị đang được quy hoạch cẩn thận, cũng như gây hoang mang cho cư dân thành phố. Công việc trên cần được gấp rút triển khai và công khai quy hoạch cho người dân sớm nắm bắt thông tin đề án.